Nuôi Em phiên bản đặc biệt Tây Nguyên tại Đắk Lắk

[Cả nhà chia sẻ giúp nhé – Theo thống kê: Mỗi chia sẻ sẽ giúp 01 bé được nhận nuôi]

Nuôi Em phiên bản đặc biệt Tây Nguyên tại Đắk Lắk dành cho những chiến binh nhí phải đi trọ từ lớp 1, và cả chiến binh còn chưa được đi ra chiến trường học con chữ vì không có tiền đi trọ ( chứ chưa nói tới bữa cơm đủ đầy).
Chỉ 120-150 suất đầu tiên, ai đăng kí nào!!
Inbox mình cú pháp: NEDLK nhé

Điều hành trực tiếp bởi team của Hoàng Hoa Trung sau chuyến đi thực tế tháng 6/2020

Trường ở xã thì to đẹp, nhưng nhà nội trú thì chưa có. Sức Mạnh 2000 – điều hành bởi Hoàng Hoa Trung cũng tiến hành vận động gây quỹ xây 6 phòng nội trú đồng thời nuôi cơm 120-150 em nhỏ học nội trú từ năm 2020-2021.
//

Cưmlan, tiếng người đồng bào bản địa gọi là “Núi hoa” nơi đây có nhiều đồi núi và những cánh rừng khộp luôn tỏa ngát hương hoa.

Có lẽ vì thế đất rộng lớn và rừng rậm nhiều tầng cây ấy mà người dân các vùng miền Tây Bắc nườm nượp kéo vào để trốn cái cảnh gùi từng tấc đất lên núi đá vôi trồng bắp cùng cái lạnh tê tái mỗi khi mùa đông đến.

Hàng trăm hộ dân dựng nhà tạm bợ sinh sống với nhau hết năm này qua năm khác chỉ để hàng ngày lên rẫy, vào rừng săn bắn, hái lượm. Mỗi gia đình người

HMông, người Dao, người Tày có hàng chục khẩu, con cái nheo nhóc sống với nhau như cái thời “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, chẳng cần biết đến văn minh là gì.
Khoảng cách nhà đến trường và trạm y tế cách đến vài chục cây số cộng với con đường mòn hiểm trở làm cho việc tiếp cận với văn minh ngày càng như xa vời. Phần lớn những đứa trẻ không được đến trường, số đã từng được đi học ởquê cũng phải nghỉ vì bố mẹ không có thời gian và tiền của để đưa con theo học, một số khác phải ở nhà phụ giúp gia đình mới có cái ăn hàng ngày.

Thời gian thấm thoát trôi đi, những đứa trẻ lớn lên như đuổi theo những cây điều cây mít, cây thì đã đã bao mùa ra quả và những đứa trẻ cũng đã trưởng thành để lập gia đình sinh ra lớp trẻ mới, nhưng cuộc sống vẫn vậy, vẫn mù chữ và chỉ biết bập bẹ tiếng phổ thông nhờ học được từ việc giao tiếp với những người đến mua rau củ.

Khoảng 200 hộ dân nơi đây với hơn 200 trẻ em sinh sống biệt lập không
phải là con số quá lớn gây ảnh hưởng đến cả xã hội nhưng rồi sau này khi đất đai cạn kiệt, nguồn nước khô cằn, hoa màu thất bát, trong tay các em chẳng có chút tài sản và tri thức gì ngoài sức lao động cùng ngôn ngữ địa phương? Các em làm sao có thể tự lo cho bản thân, con cái mình và trở thành người công dân tốt khi mà cái đói, rét, bệnh tật bủa vây?

Câu hỏi ấy ngày càng khó trả lời hơn khi thế hệ thanh niên đầu tiên sinh ra nơi đây gặp khó khăn khi xin đi làm thuê, làm công nhân trong nhà máy bởi trình độ và ngôn ngữ các em không thể tiếp cận với kỹ thuật và cuộc sống mới, rồi các em lại phải quay trở về mảnh đất nơi mình sinh ra để tiếp tục thực hiện cái vòng tuần hoàn, luẩn quẩn không lối thoát.
Trẻ em có quyền được đếm trường, quyền được học để lớn lên trở thành người có ích cho đất nước. Từ sự động viên của địa phương, đã có hơn 50 trẻ em ra theo học. Sáng thứ 2 đầu tuần những người phụ huynh có chí cầu tiến nhất làng chở con đến trường từ lúc mờ sáng, cùng nhau thuê những căn nhà bỏ hoang để gửi con vào đấy kèm theo cái nồi và đôi ba cân gạo. Dù muốn ở lại để chăm con học nhưng vì cuộc sống mưu sinh phải trở về lại khu làng mà tiếp tục lên nương lên rẫy có khi đến cuối tuần hoặc vui tuần mới ra thăm con.

Cuộc sống mưu sinh của những đứa trẻ trong chặng đường đi tìm con chữ với đầy vất vả và gian nan. Chúng phải tự học cách chăm sóc bản thân mình, tự nấu những nồi cơm, nồi cháo lúc sống lúc khê hoặc chỉ cầm hơi bằng những gói mì tôm được các thầy cô giáo mang đến. Khung cảnh sống ngột ngạt, tối tăm với mới căn nhà nhỏ mà có đến hàng chục em sinh sống.

Xung quanh ngôi trường có 8 căn nhà trọ như thế, nhiều nhà trong các hẻm dân cư ít người dân đi lại, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro dễ bị xâm hại hoặc ốm đau mà không có người lớn bên cạnh.

Theo khảo sát mới nhất, còn có hơn 100 em học sinh trong các tiểu khu xa trường mong muốn được đi học nhưng không còn điểm ở trọ để theo học. Chính vì những khó khăn đó, nơi đây rất cần một điểm bán trú cho khoảng 120 em học sinh khó khăn người đồng bào dân tộc thiểu số an tâm học tập, người dân an tâm phát triển sản xuất xây dựng đời sống kinh tế gia đình.
https://www.facebook.com/100013682012443/videos/pcb.904393240026735/904393133360079

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *