Chiến lược của dự án Nuôi Em

Chiến lược của dự án Nuôi Em là: Nhân rông theo cấp số NHÂN với việc kết hợp với các đội nhóm tình nguyện mạnh trên 10 năm và đang đi xây điểm trường, giống như Tình Nguyện Niềm Tin, dự án Ánh sáng núi rừng – Mỗi năm một ngôi trường cho trẻ vùng cao đang làm ?
Mô hình này đang thành công ban đầu với 03 đội kết hợp tại Nghệ An, Lai Châu, Hà Giang với hơn 1000 bé đã được nhận nuôi cơm trưa bởi 3 team kia ❤ Tổng toàn dự án hơn 7000 cháu ❤.
Đây là một trong 3 nhóm tình nguyện đã gặp tôi và tôi đã đồng ý cho TRIỂN KHAI DỰ ÁN NUÔI EM TẠI NGHỆ AN.
Hai chị em gặp nhau ở Liên hoan CLB, Đội, Nhóm tình nguyện toàn quốc lần thứ nhất, với tư cách 2 trong số 200 đại biểu suất xắc của toàn quốc tham dự học hỏi mô hình tình nguyện hay. Và, Nuôi Em đã được lan rộng tại Nghệ An, một trong những thành quả đáng mừng, sếp Đỗ Thị Kim Hoa nhỉ. Chỉ vỏn vẹn hơn 2 tháng phát động, số em nuôi tại Nghệ An sẽ lên tới con số 400 nhanh chóng!
Tôi còn “mách” cho chị mô hình năng lượng gió, năng lượng mặt trời với team 1516 energy ấy thế mà chỉ chưa đầy 3 tháng, bà này đã lắp được tới 2 hệ thống đến với các bản khó thuộc Nghệ An – nơi mà người chị miền Bắc nặng tình. Ngày tháng 1, trời có mưa, tôi cùng team Nuôi Em đã “vô tình” gặp chị trên Nghệ An, hoá ra chị là người kêu gọi tài trợ cho bộ năng lượng gió, mặt trời mà tôi cùng team đi lắp trực tiếp để làm cơ sở nhân rộng mô hình.
Tôi có bày cho chị thế này: Chị mua thêm vài ổ điện, làm cái tủ như CHUỒNG CHIM BỒ CÂU kín gió, mưa, để cho BÀ CON DÂN BẢN CÙNG ĐƯỢC SẠC ĐIỆN THOẠI NHỜ. Bởi vì công suất của bộ năng lượng mặt trời của chị khá lớn: Đồng lúc có thể bật 3 TV + máy in + thắp sáng + quạt.
Tôi hi vọng rằng, vài ý kiến sẽ giúp bà con tìm được chút ÁNH SÁNG NÚI RỪNG.
Giống như hôm nay trao đổi với chị Đỗ Thị Kim Hoa, chị dặn trước mắt sẽ khảo sát toàn bộ 3-6 tỉnh phía bắc về nhu cầu xây dựng, năng lượng gió mặt trời để giải quyết, sau đó làm tiếp cho phù hợp với khả năng, chứ chưa nên làm ồ ạt toàn bộ vội.
=============
Trích bài báo: Báo Lao Động Nghệ An
Hoàng Hoa Trung – chủ dự án “Nuôi em” chia sẻ: “Chị Nga là một người phụ nữ sâu sắc và nhạy cảm. Chị luôn lo lắng, quan tâm đến tất cả mọi người và tìm cách để chương trình được trọn vẹn nhất. Có cơm rồi, chị tìm thêm cả khay thức ăn cho các em. Các em có áo quần rồi, chị tìm thêm nguồn quần áo cho các thầy, cô… Những chi tiết nhỏ như vậy khiến mọi người rất ấm lòng, xúc động”. Sau 3 tháng lắp hệ thống chiếu sáng bằng pin mặt trời và năng lượng gió tại điểm trường Tiểu học Nậm Cắn, thầy hiệu trưởng đã gọi điện thoại cho chị báo tin vui: Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà trường có học sinh đi thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *