Nếu Nuôi Em triển khai tại CHÂU PHI, ai sẽ là những người đầu tiên muốn nuôi lấy 1 bé?
⊗ Từ bé, sự đói nghèo của Châu Phi đã được đưa ra làm ví dụ minh hoạ trong sách giáo khoa nhưng rồi chúng ta chả làm gì được cả? Những câu nói như: “Cố mà ăn đi, châu Phi nó còn chết đói kia kìa “ hay “Dùng tiết kiệm nước vào, châu Phi nó còn chết đói kia kìa “… là những điều biết nhưng không làm thế nào được.
Χ Guu giúp đỡ của mọi người khác nhau, có người thích giúp trẻ vùng núi Việt Nam, có người lại thích… trẻ em châu Phi. Công thức 20,000 trẻ Việt Nam nuôi 1000 bé Châu Phi ? Năm 2020 đạt 20,000 bé tại VN rồi thì năm 2021 nuôi 40,000 bé Việt Nam và 2000 bé châu Phi?
∏ Sắp tới chắc chắn 1 điểm trường sẽ được xây dựng tại Châu Phi, và “tiện tay” tớ sẽ liên hệ Unicef hay các tổ chức để nghiên cứu áp dụng Nuôi Em tại Châu Phi. Sẽ là thật tuyệt nếu vừa xây trường vừa nuôi cơm, hoặc áp dụng Nuôi Em tại điểm nào đó thật khó, nơi mà chỉ cần 1 bữa ăn, sẽ là chiếc “cần câu cơm” đi học cho các bé Châu Phi.
Thêm một lần công thức 1 cháu có 1 người nuôi, mỗi tháng 150,000đ ( hoặc thay đổi chút cho phù hợp ) sẽ được áp dụng… nhưng mà cho những đứa trẻ Phi Châu?
∇ Thông tin trích chéo:
Hoàng Hoa Trung – Điều hành dự án Nuôi Em (Mỗi Một em nhỏ bản cao sẽ được nhận nuôi cơm trưa bởi một người, mỗi tháng 150.000đ (chỉ bằng 3 cốc cafe) x 9 tháng là em nhỏ đó có 1 năm học no bụng tới trường không bỏ học nữa). Nuôi Em thực hiện từ 2014 nhưng Mô hình này đã được áp dụng mạnh mẽ từ 2018 tới nay đã có 20,000 trẻ em bản cao trên hơn 10 tỉnh của Việt Nam được nhận nuôi.
Hoàng Hoa Trung được tạp chí Forbes Việt Nam là 1 trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2020 và nhận bằng khen Thủ Tướng chính phủ kèm Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019. Đồng thời, anh cũng là điều hành dự án Sức Mạnh 2000 – Ánh sáng Núi rừng, mục tiêu xoá hơn 3000 điểm trường tạm, nội trú tại Việt Nam tới hết 2020 đã đạt 103 công trình, tới 3/2021 đã gây quỹ đạt trên 140 công trình.